Hóa chất vệ sinh là một phần không thể thiếu trong quy trình làm sạch. Ngày nay, hóa chất vệ sinh ngày càng trở nên phổ biến không chỉ với các công ty vệ sinh mà còn trở thông dụng trong các gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ về các loại hóa chất vệ sinh và cách sử dụng của chúng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cực kỳ hữu ích về các vấn đề trên, do vậy hãy đừng bỏ qua nhé!
Hóa chất vệ sinh là gì?
Hóa chất vệ sinh là những chất tẩy rửa có công dụng làm sạch và khử trùng bề mặt. Hóa chất vệ sinh có nhiều dạng khác nhau như dạng lỏng, bột, thuốc xịt,… Chúng được sử dụng để loại bỏ các bụi bẩn khỏi sàn nhà, máy móc, thiết bị và dụng cụ. Ngoài ra, hóa chất vệ sinh còn có tác dụng khử trùng bề mặt, giảm số lượng vi trùng và giữ cho chúng không lây lan qua các khu vực sạch. Các loại hóa chất tẩy rửa chuyên dụng còn có thể loại bỏ nấm mốc, chất kết dính, mực bám vào tường, đồ nội thất, thảm, sàn và các nhiều bề mặt khác.
Các loại hoá chất vệ sinh thông dụng trong vệ sinh công nghiệp
CHẤT MÀI MÒN
Chất mài mòn là vật liệu mài mòn chất bẩn do cọ xát. Các chất mài mòn thông dụng có thể kể đến là giấy nhám, lưới nhựa hoặc nilon, len thép. Vôi bột, bột đá, tro núi lửa, thạch anh, đá cẩm thạch, fenspat và silica là những ví dụ điển hình về chất mài mòn.
Các hạt mài mòn càng lớn, càng thô thì hiệu quả làm sạch càng cao. Ngược lại, chất mài mòn càng mịn thì bề mặt được làm sạch càng ít, nhưng cũng do vậy mà hạn chế bị hư hại. Hiện nay, lưới nhựa hoặc nilon được xem là chất mài mòn tốt nhất.
Bạn không nên lạm dụng chất mài mòn để loại bỏ vết bẩn. Vì đặc tính cọ xát mạnh nên nếu thường xuyên sử dụng chất mài mòn, lớp bảo vệ của bề mặt sẽ bị hư hại. Khi đó, bề mặt sẽ thô ráp và dễ bị xỉn màu, dễ bám bẩn và các vết bẩn bám càng sâu hơn. Chất mài mòn thô còn có thể làm hỏng bề mặt nhựa, thủy tinh, chất chống dính trên đồ nấu nướng, đồ gỗ sơn, lớp mạ và đánh bóng của kim loại.
AXIT
Axit có lợi trong việc loại bỏ cặn bám trong nước, các vết rỉ sét trên vật liệu bằng nhôm, sắt và đồng thau. Khi sử dụng axit để vệ sinh, bạn cần hết sức lưu ý vì chúng có thể ăn mòn da, gây kích ứng và làm tổn thương đến mắt.
Nếu vết bẩn không quá cứng đầu, bạn có thể sử dụng các loại axit nhẹ như chanh và giấm. Các axit mạnh như Axit clohidric và axit sunfuric được sử dụng ở nồng độ loãng trong một số chất tẩy rửa bồn cầu.
KIỀM
Kiềm là muối hòa tan có tác dụng loại bỏ bụi bẩn mà không cần chà xát quá mạnh. Chúng là chất tẩy dầu mỡ tốt vì kiềm tạo thành các hạt không tan trong nước, giúp làm sạch bề mặt hiệu quả. Chất tẩy rửa có tính kiềm cũng có thể loại bỏ các vết bẩn do dầu nhớt.
Với các loại hóa chất có chứa kiềm, hãy kiểm tra nhãn và tuân theo các hướng dẫn xử lý, bảo quản và tiêu hủy một cách cẩn thận. Để chúng tránh xa trẻ em và vật nuôi để ngăn chặn những tai nạn nguy hiểm.
CHẤT TẨY TRẮNG
Clo là chất tẩy trắng phổ biến nhất được sử dụng trong các hóa chất vệ sinh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các chất tẩy trắng không chứa clo ngày càng được ưa chuộng, chủ yếu là vì chúng an toàn hơn khi sử dụng và bảo quản.
Cần lưu ý tuyệt đối không bao giờ được trộn hoặc bảo quản dung dịch clo với các sản phẩm tẩy rửa có chứa amoniac, amoni clorua hoặc axit photphoric. Kết hợp các hóa chất này sẽ tạo ra khí clo, có thể gây buồn nôn, kích ứng mắt, chảy nước mắt, đau đầu và khó thở.
Các công ty cung cấp dịch vụ tạp vụ văn phòng Đà Nẵng tuyệt đối không sử dụng các hoá chất có nguồn gốc từ Clo như Javen, HCL vì có nguy cơ làm cháy đồ vật không khắc phục được.
CỒN
Dung dịch cồn được tạo ra bằng cách thêm ba phần nước vào bảy phần etanol 95% hoặc isopropanol. Các loại cồn có đặc tính diệt khuẩn tốt, do đó được sử dụng rất phổ biến trong quy trình vệ sinh. Khi sử dụng cồn, hãy đảm bảo luôn để chúng tránh xa các nguồn có thể gây cháy.
CHẤT TẨY RỬA
Một số loại chất tẩy rửa như bột giặt có thể được sử dụng để làm sạch. Chất tẩy rửa giúp rửa trôi các vết bẩn và vết nhờn.
CHẤT KHỬ TRÙNG
Chất khử trùng có công dụng làm giảm số lượng vi khuẩn và thường được sử dụng để làm sạch phòng tắm và phòng vệ sinh. Khi sử dụng chất khử trùng, cần thật thận trọng và làm theo hướng dẫn trên bao bì. Chất khử trùng cũng giúp khử mùi bề mặt vì chúng tiêu diệt các vi sinh vật tạo mùi.
DUNG MÔI GỐC DẦU
Hầu hết các chất đánh bóng đồ nội thất và sàn gỗ đều có chứa dung môi gốc dầu. Những dung môi này tương tự như chất lỏng được sử dụng trong quá trình giặt khô vì chúng loại bỏ chất bẩn nhờn.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách tự pha chế hóa chất vệ sinh
Bằng cách tự làm chất tẩy rửa gia dụng, bạn có thể tiết kiệm tiền và kiểm soát lượng hóa chất độc hại trong nhà. Tuy nhiên, trước tiên, bạn nên nắm rõ các nguyên tắc và một số nhược điểm của các sản phẩm tự chế.
Một số hạn chế của các hóa chất vệ sinh tự pha
- Tốn thời gian để làm sạch: Bạn sẽ tốn thời gian vệ sinh lại nhiều lần để có thể đạt được hiệu quả như các loại hóa chất được bày bán.
- Chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn: Các hóa chất vệ sinh tự pha sẽ nhanh mất tác dụng theo thời gian.
- Cần để tâm đến vấn đề sử dụng và bảo quản: Nếu bạn quyết định tự làm chất tẩy rửa, hãy sử dụng và cất giữ chúng một cách an toàn. Mặc dù các thành phần trong chất tẩy rửa tự chế an toàn hơn nhưng không phải tất cả chúng đều không độc hại.
Những nguyên tắc khi tự pha chế hóa chất vệ sinh
- Hãy cẩn thận khi trộn hóa chất: Một số hóa chất, chẳng hạn như thuốc tẩy clo và amoniac, tạo ra khí độc khi trộn lẫn.
- Pha chế lượng vừa đủ: Nếu pha quá nhiều, bạn có thể phải bỏ đi vì các thành phần hóa học có thể mất tác dụng theo thời gian.
- Pha chế dung dịch trong một khu vực thông gió tốt. Cất tất cả các dung dịch tẩy rửa xa tầm tay trẻ em, tốt nhất nên để trong tủ có khóa để trẻ không tìm thấy được.
- Dán nhãn hộp đựng cẩn thận: Điều này đặc biệt quan trọng để bạn và mọi người trong gia đình không nhầm lẫn khi sử dụng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà bạn cần biết khi sử dụng hóa chất vệ sinh để quá trình dọn dẹp có thể diễn ra một cách hiệu quả. Mong rằng bạn đã nhận được những kiến thức thật sự hữu ích từ bài viết này.
Địa chỉ: Kiệt 47 Trần Quý Cáp, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng 550000
Điện thoại: 0931895212