Nệm mốc không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng đệm mà còn tác động xấu tới sức khỏe người dùng. Nấm mốc trên đệm có thể gây dị ứng, các bệnh về hô hấp, đau đầu,…Do đó việc tìm hiểu cách xử lý nệm bị mốc hiệu quả nhanh nhất rất cần thiết. Ở bài viết này, NHASACHHOANMY sẽ cùng bạn khám phá mẹo vệ sinh đệm dính nấm mốc.

Nệm bị mốc do đâu?

Nệm bị mốc thường do một trong số các yếu tố dưới đây gây ra:

  • Nệm bị ẩm thấp: Nấm mốc phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt, tối tăm. Nếu đệm của bạn bằng chất liệu xốp và đặt trong không gian độ ẩm quá cao sẽ khiến nước dễ ngưng tụ bên trong các lỗ xốp. Từ đây lâu ngày sinh ra nấm mốc.
  • Không gian thiếu thông thoáng: Nếu tấm đệm kê trực tiếp dưới dàn sẽ khiến mặt dưới của đệm khó lưu thông khí. Vị trí này dễ ẩm ướt và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi.
  • Do chất lỏng dính trên đệm: Các chất lỏng như nước, chất thải bãi nôn, nước tiểu có thể ngấm sâu vào đệm nếu không được xử lý nhanh chóng. Các chất lỏng này chính là tác nhân kích thích sự phát triển của nấm mốc.

Dấu hiệu nhận biết cơ bản đệm bị nấm mốc

Nếu tấm đệm nhà bạn xuất hiện một trong các dấu hiệu sau thì chứng tỏ đã bị nhiễm nấm mốc:

  • Đệm xuất hiện những đốm màu khác thường, chủ yếu là màu đen hoặc hồng.
  • Các vết đốm ngày càng lan rộng ra nhiều vị trí khác nhau. Khi đã lau khô đi thì chúng tiếp tục sinh sôi, không dứt điểm.
  • Đệm bốc mùi mốc. Khi để các vật dụng khác tại vị trí đệm bị mốc thì vật dụng đó cũng có mùi khó chịu
  • Khi ngủ trên giường thường xuyên bị khó thở, dị ứng hoặc ho không rõ nguyên nhân.

Tác hại của việc sử dụng đệm bị mốc

Nấm mốc khi xâm nhập và phát triển trên đệm sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường cho sức khỏe, bao gồm:

  • Nhiễm các bệnh về hô hấp: Hen suyễn, khó thở, thở khò khè, ho nhẹ
  • Bệnh về dị ứng: Triệu chứng phát ban, nổi mẩn đỏ trên da, ngứa ngáy khó chịu
  • Mất ngủ thường xuyên do khó chịu
  • Ngoài ra, một số trường hợp bị phổi mãn tính khi sử dụng đệm mốc có thể gây nhiễm trùng phổi nhanh. Vì trong các đốm mốc trên đệm chứa nhiều vi khuẩn gây hại.

Hướng dẫn cách ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc trên đệm

Để loại bỏ và ngăn chặn sự phát triển trở lại của nấm mốc trên đệm, bạn cần thay đổi không gian để loại bỏ môi trường sinh sống của chúng bằng cách:

  • Điều chỉnh độ ẩm phòng ngủ: Nếu phòng ngủ của bạn có độ ẩm cao hoặc ở nơi ẩm thấp thì hãy đầu tư ngay chiếc máy hút ẩm. Máy sẽ giúp cân bằng độ ẩm trong phòng, từ đây hạn chế tình trạng nấm mốc sinh sôi và phát triển.
  • Để đệm thoáng khí: Bạn có thể phơi đệm mỗi tháng ở nơi thoáng gió để khí ẩm không tích tụ lâu trong đệm. Bên cạnh đó, thường xuyên tháo bảo bộ ga giường cũng là cách chống nấm mốc thông minh.
  • Chọn nệm chống ẩm mốc: Những tấm đệm có nguồn gốc thiên nhiên như đệm cao su non, đệm từ bột thực vật sẽ ít bị nấm mốc. Hãy cân nhắc sử dụng loại đệm này nếu phòng ngủ của bạn thường xuyên bị ẩm thấp.
  • Bọc đệm gọn gàng trong vỏ bảo vệ: Vỏ bọc bên ngoài đệm sẽ ngăn chặn hơi ẩm, nấm mốc xâm nhập vào bên trong. Từ đây giúp đệm vừa sạch sẽ, vừa kéo dài tuổi thọ sử dụng.
  • Tránh đặt đệm dưới sàn nhà: Đặt đệm dưới sàn nhà vừa dễ tích tụ bụi bẩn, vừa khiến mặt dưới của đệm khó lưu thông khí. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc hình thành, phát triển. Do đó bạn nên kê một tấm ván hoặc khung giường bên dưới trước khi trải đệm ra. 
  • Thường xuyên hút bụi trên đệm: Định kỳ 1 tháng bạn nên hút sạch bụi bẩn trên các mặt, các góc cạnh của đệm.

Hướng dẫn chi tiết cách xử lý nệm bị mốc

Bước 1. Chuẩn bị

Để bắt đầu vệ sinh đệm bị nấm mốc, bạn cần chuẩn bị các nguyên vật liệu sau:

  • Máy hút bụi
  • Khăn khô
  • Hóa chất tẩy rửa
  • Bột Baking soda
  • Đồ bảo hộ cá nhân như khẩu trang, găng tay

Bước 2. Tháo ga trải giường, vệ sinh chăm gối màn đi

Ở bước 2, bạn hãy thu dọn tất cả đồ chơi, quần áo trên đệm. Sau đó tháo bộ ga trải giường và đem giặt chung với chăn, gối, màn.

Bước 3. Hút bụi trên đệm

Bạn hãy sử dụng máy hút bụi để hút sạch các mảnh vụi, bụi bẩn và nấm mốc trên đệm. Hãy chú ý nên hút ở mọi ngóc ngách trên đệm. 

Bước 4. Loại bỏ nấm mốc

Bạn hãy pha loãng hóa chất tẩy rửa với nước theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì hóa chất. Sau đó nhúng chiếc khăn khô vào, vắt khăn cho bớt nước rồi lau lên các vị trí đệm dính nấm mốc. Như vậy các tế bào nấm mốc bám trên đệm sẽ bị loại bỏ dần dần. Tuy nhiên không nên để khăn quá ẩm vì đệm sẽ lâu khô.

Bước 5: Làm khô đệm

Sau khi lau đệm với hóa chất tẩy rửa pha loãng, bạn hãy dùng chiếc khăn khô khác để thấm vào các vị trí vừa lau. Kế tiếp, bạn có thể phơi đệm ở nơi thoáng gió hoặc mở quạt lên để đệm mau khô ráo.

Bước 6: Sử dụng baking soda 

Khi đệm đã khô, bạn hãy rắc đều bột baking soda lên đệm. Loại bột này giúp khử mùi và loại bỏ những tế bào nấm mốc sót lại. Giữ nguyên đệm trong khoảng 3 giờ đồng hồ rồi dùng máy hút bụi hút sạch cặn đi. Lúc này, tấm đệm của bạn đã được vệ sinh sạch sẽ và có thể sử dụng bình thường.

Với cách xử lý nệm bị mốc bên trên, NHASACHHOANMY hy vọng đã giúp bạn loại bỏ được hết vết nấm mốc nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc vệ sinh đệm tại nhà không cho phép hoặc không hiệu quả thì bạn có thể liên hệ ngay dịch vụ vệ sinh nệm của NHASACHHOANMY để được tư vấn chi tiết!

Zalo
Zalo 0931895212