Hướng dẫn cách giặt rèm lụa ngay sau đây là biện pháp hữu hiệu để lấy lại vẻ đẹp, thẩm mỹ và duy trì độ bền, tuổi thọ cho màn rèm của bạn một cách nhanh chóng. Đừng quên bỏ túi ngay các cách giặt rèm lụa mà công ty NHASACHHOANMY chia sẻ, bạn nhé!

Rèm lụa là gì

Rèm lụa là một trong những loại màn rèm cửa cao cấp khá phổ biến hiện nay. Sở hữu chất liệu tương đối nhạy cảm với kết cấu sợi vải khác biệt, quá trình sử dụng rèm lụa đòi hỏi các cách giặt rèm lụa và những hoạt động bảo dưỡng phải tỉ mỉ, thận trọng hơn so với những loại vải thông dụng khác.

Đặc điểm rèm lụa

  • Được dệt từ tơ tự nhiên hoặc tơ tổng hợp đắt tiền.
  • Mỏng và khá nhẹ.
  • Màu sắc rèm lụa tươi sáng và khá rực rỡ nhờ khả năng in họa tiết linh hoạt.
  • Bề mặt mềm mịn, làm nổi bật sự sang trọng và đẳng cấp cho không gian sống.

Ưu, nhược điểm của rèm lụa

Ưu điểm rèm lụa

Là một trong những loại vải khá được ưa chuộng để trang trí và lắp đặt trong phòng khách, phòng ngủ nên những tấm rèm lụa sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Chất liệu mềm mại, không có cảm giác thô ráp.
  • An toàn và thân thiện với sức khỏe người dùng trong quá trình lắp đặt và sử dụng, hoàn toàn không gây kích ứng.
  • Khả năng giữ nhiệt, giảm nhiệt tốt.
  • Dễ dàng làm sạch.

Nhược điểm rèm lụa

  • Dễ dàng bị tác động bởi ánh nắng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ cao.
  • Dễ bị hư hỏng bởi lực tác động mạnh trong quá trình vệ sinh.
  • Giảm độ bền khi ngâm nước lâu.

Chính những nhược điểm này khiến cho việc lựa chọn cách giặt rèm lụa phải thực sự thận trọng, nhằm bảo vệ độ bền và tuổi thọ cho rèm về lâu dài.

Phân loại các loại rèm lụa cao cấp

Cùng sở hữu đặc tính cơ bản của lụa nhưng tùy theo một số đặc trưng cá biệt mà người dùng cần chọn đúng cách giặt rèm lụa sao cho tốt nhất. Có thể kể đến một số loại rèm lụa được ưa chuộng để trang trí màn rèm trong gia đình hiện nay gồm:

Rèm lụa tơ tằm

  • Bề mặt tinh xảo, hoa văn tương đối đơn giản với màu sắc tự nhiên.
  • Độ bền cao.
  • Tạo cảm giác thư thái, thoáng mát cho không gian sống.

Rèm lụa satin

  • Ứng dụng kỹ thuật vân đoạn chuyên biệt để tạo ra sớ vải độc đáo, cá tính và vô cùng chặt chẽ.
  • Bề mặt rèm bóng mượt, mềm mại, khó bám bẩn.

Rèm lụa cotton

  • Kết hợp giữa cotton và tơ tằm.
  • Có khả năng chống tĩnh điện.
  • Khó nhăn nhúm.
  • Linh hoạt trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.

Rèm lụa gấm

  • Kết hợp giữa vải gấm và lụa, tạo ra chất liệu mềm mịn, dày dặn.
  • Họa tiết linh hoạt và sang trọng, đa sắc màu.
  • Thích hợp để bày trí trong phòng khách.

Rèm lụa cát

  • Đặc tính mềm, mỏng và có độ rũ.
  • Bề mặt hơi nhám, tạo cảm giác độc đáo cho không gian bày trí.

Cách giặt rèm lụa sạch nhanh chóng

Chính vì những đặc tính khác biệt của chất vải khiến cho cách giặt rèm lụa tương đối cầu kỳ và khó khăn hơn những loại rèm thông dụng khác.

Bước 1 – Loại sạch bụi

  • Dùng bàn tay đập nhẹ lên bề mặt rèm để bụi bẩn trên bề mặt rơi ra ngoài.
  • Hoặc mang rèm lụa ra không gian trống, giũ thật nhẹ để loại bỏ bụi bám.

Bước 2 – Giặt sạch

  • Đổ nước ấm vào thau lớn.
  • Thêm chất giặt tẩy lành tính với hàm lượng kiềm thấp, phù hợp với nền vải lụa nhạy cảm (không chứa hoạt chất tẩy trắng hoặc clo), tạo bọt bằng tay.
  • Nhúng rèm lụa vào và thao tác vò nhanh, thật nhẹ tay.

Bước 3 – Bí quyết xả nước trong cách giặt rèm lụa

  • Xả lại rèm với nước ấm để loại bỏ xà phòng.
  • Trải phẳng rèm lên một tấm khăn dày, cuộn nhẹ khăn để nước thoát bớt ra ngoài.

Bước 4 – Phơi rèm

  • Treo rèm lụa thật thẳng trên thanh treo nơi khô thoáng trong nhà để nước thoát tự nhiên và khô dần.
  • Tránh xa các nguồn nhiệt nhân tạo và ánh sáng mặt trời.

Bước 5 – Ủi rèm (nếu cần thiết)

  • Cài đặt bàn ủi ở chế độ nhiệt thấp nhất có thể.
  • Lót một tấm vải bên dưới trước khi trải phẳng rèm (mặt trái của rèm hướng lên trên).
  • Dùng một chiếc khăn mềm phủ lên rèm và bắt đầu thao tác ủi. Cần đảm bảo bề mặt bàn ủi không tiếp xúc trực tiếp với vải rèm mà phải qua lớp khăn lót.

Bí quyết bảo dưỡng rèm lụa và nâng cao tuổi thọ

Bên cạnh việc nắm vững cách giặt rèm lụa thì quá trình sử dụng còn phải đặc biệt chú ý những điểm sau đây để duy trì độ bền và nâng cao tuổi thọ của màn rèm bằng lụa:

  • Thường xuyên kiểm tra mùi và mức độ bám bẩn trên rèm: Đây là biện pháp tốt nhất để phát hiện sớm và kiểm soát tốt nhất tình trạng ô nhiễm của rèm lụa, nhằm lựa chọn cách thức làm sạch phù hợp.
  • Không lạm dụng giặt giũ: Vì đặc điểm chất liệu nhạy cảm nên việc tiếp xúc với nước quá nhiều sẽ làm độ bền của rèm lụa giảm đi đáng kể. Do đó, không khuyến khích hoạt động giặt sạch thường xuyên bằng nước đối với loại rèm này.
  • Cần vệ sinh cơ bản định kỳ để màn rèm được sạch sẽ nhất.
  • Tuyệt đối tránh các nguồn nhiệt trong quá trình lắp đặt, sử dụng và vệ sinh các loại rèm lụa. Trong trường hợp treo rèm ngay cửa sổ, hãy hạn chế để rèm tiếp xúc ánh nắng gắt trong khung giờ cao điểm từ 9 đến 15 giờ hằng ngày, đặc biệt là 11 – 13 giờ.
  • Không nên bỏ qua các đường viền và nếp gấp của rèm lụa khi vệ sinh tại chỗ vì đây là những vị trí thường bám lại bụi bẩn nhiều nhất.
  • Phải vệ sinh các thanh treo, móc rèm, phụ kiện và toàn bộ khu vực lắp đặt để hạn chế tình trạng bám bẩn trở lại sau khi đã tiến hành các cách giặt rèm lụa.
  • Ưu tiên sử dụng các dịch vụ giặt tẩy màn rèm chuyên nghiệp nếu không đủ kỹ năng và hiểu biết về từng đặc tính của màn rèm bằng lụa.

Như vậy, những cách giặt rèm lụa mà công ty NHASACHHOANMY đã đúc kết có thể giúp bạn vệ sinh tốt nhất cho các loại màn rèm cửa bằng những loại lụa phổ biến hiện nay. Hãy lưu lại ngay hoặc tìm đến công ty Nhà Sạch Hoàn Mỹ khi có nhu cầu làm sạch cho tất cả màn rèm cửa trong gia đình bạn:

Công ty Vệ sinh Công nghiệp Nhà Sạch Hoàn Mỹ

Địa chỉ: kiệt 47 Trần Quý Cáp, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Điện thoại: 0931895212

Zalo
Zalo 0931895212