Vì sao ghế sofa nên được giặt khô? Khi nào cần giặt khô và phương pháp này có những ưu, nhược điểm gì? Cách giặt khô ghế sofa đúng kỹ thuật như thế nào? Tất cả câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tại sao phải áp dụng cách giặt khô ghế sofa?
Theo khuyến cáo của một số nhà sản xuất, việc giặt khô ghế sofa thay cho giặt ướt là điều cần thiết. Bởi mỗi loại chất liệu vải bọc ghế sofa đều có đặc tính khác với vải quần áo thông thường. Trong đó có những chất liệu nếu giặt ướt sẽ dẫn đến kết quả là vải bị hư hại. Vì khi chúng tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao sẽ làm chất vải bị biến dạng.
Cho nên để biết chính xác ghế sofa nhà mình được phép giặt ướt hay giặt khô. Các bạn hãy kiểm tra và xem những ký hiệu giặt giũ được in trên mác ghế. Cụ thể như:
- W (Water): Có nghĩa là người dùng được phép sử dụng giặt ướt vải bọc ghế sofa.
- S (Solvent): Có nghĩa là người dùng chỉ được sử dụng dung môi hoặc hóa chất chuyên dụng để vệ sinh ghế sofa. Điều này đồng nghĩa bạn không được phép giặt ướt vì sẽ làm cho vải bị biến dạng.
- SW hoặc WS: Có nghĩa là người dùng được phép sử dụng cả nước và dung môi vệ sinh để giặt ghế sofa. Tuy nhiên, trước khi thực hiện trên diện rộng bạn nên thử nghiệm ở một góc khuất trước. Nếu thấy không có vấn đề gì mới được làm sạch toàn bộ ghế sofa .
- X: Có nghĩa là bạn không được tự ý giặt sạch ghế sofa tại nhà. Thay vào đó nên liên hệ và nhờ đến sự hỗ trợ của các dịch vụ giặt tẩy chuyên dụng.
Vì nhà sản xuất sẽ là người hiểu rõ nhất về sản phẩm mà họ làm ra có đặc tính như thế nào. Cho nên việc tuân theo khuyến cáo và giặt ghế sofa đúng cách sẽ giữ cho chất lượng và tuổi thọ sản phẩm được ổn định. Nếu như không tìm thấy mác ghế có in những chữ trên bạn có thể liên hệ trực tiếp với nơ bán để hỏi rõ.
Khi nào nên áp dụng cách giặt khô ghế sofa?
Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ là giặt khô ghế sofa làm sao mà sạch sẽ như giặt ướt được. Thế nhưng quan niệm này là hoàn toàn sai lầm và không chính xác. Bởi khi sử dụng những dung môi không chứa nước để tẩy vết bẩn và bụi bám vào ghế. Tình trạng bị bạc màu, sờn vải, khô cứng da, giãn nở,… sẽ không xuất hiện. Thậm chí những vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, cà phê, bút bi,… lại còn được tẩy sạch sẽ.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được lạm dụng việc giặt khô này một cách thường xuyên. Bởi cái gì nhiều quá cũng không tốt, nếu như vải bọc tiếp xúc với hóa chất quá nhiều thì lâu ngày cũng sẽ bị hao mòn.
Cho nên theo những chuyên gia người dùng nên định kỳ giặt khô ghế sofa 6 tháng 1 lần. Đây được xem là thời điểm thích hợp vừa đảm bảo tuổi thọ lại đáp ứng nhu cầu làm sạch. Ngoài ra, khi nhìn thấy những vết bẩn cứng đầu mới bám vào ghế nhưng bạn tẩy không sạch. Vậy thì nên liên hệ với dịch vụ chuyên nghiệp để họ xử lý ghế sofa đúng cách hơn.
Xem thêm: Giá giặt ghế sofa Đà Nẵng.
Ưu và nhược điểm của giặt khô ghế sofa
Nếu bạn biết cách giặt khô ghế sofa thì sẽ biết được phương pháp này có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Với những ghế sofa sử dụng vải bọc việc giặt ướt sẽ làm phai màu và hao mòn sớ vải. Vì vậy ưu điểm đầu tiên của giặt khô chính là khắc phục được tình trạng này.
Ưu điểm thứ hai chính là giặt khô có thể loại bỏ vết bẩn tốt hơn so với giặt ướt. Bởi những vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ thức ăn, sơn, bút bi, cà phê,… khi giặt ướt sẽ khó tẩy sạch. Thế nhưng những dung môi giặt khô lại có thể xử lý một cách dễ dàng và hiệu quả.
Ưu điểm thứ ba của giặt khô chính là tiết kiệm nước và đỡ tốn công sức hơn giặt ướt.
Xem thêm: Kỹ thuật tẩy vết ố trên sofa da trắng.
Nhược điểm:
Bất cứ điều gì cũng có mặt tốt và mặt không tốt, đối với phương pháp giặt khô cũng vậy. Bạn cần phải biết rõ cách giặt này sẽ mang đến một số điều hạn chế như sau:
- Dung môi để giặt khô ghế sofa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng sau này. Điều này xảy ra khi mà trong quá trình vệ sinh người thực hiện không loại bỏ hóa chất sạch sẽ 100%. Dẫn đến khi chất tồn đọng tiếp xúc trực tiếp với da người sẽ gây ra sự kích ứng. Đồng thời khi chúng thấm sâu trong ghế cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.
- Những hóa chất gây mùi hôi khó chịu do không được xử lý đúng cách. Vì ghế sofa có tần suất sử dụng khá nhiều, nếu như bị hôi thì sẽ gây cảm giác khó chịu và mất thẩm mỹ.
- Giá thành giặt khô ghế sofa sẽ cao hơn so với giặt ướt. Vì vậy người dùng cần tuân thủ đúng cách bảo quản ghế sofa để tiết kiệm chi phí về sau.
- Bởi vì kỹ thuật giặt khô không đơn giản cho nên đôi khi chủ nhà không thể chủ động tự mình vệ sinh cho ghế được mà cần phải chờ dịch vụ tới xử lý.
Cách giặt khô ghế sofa
So với phương pháp giặt ướt việc giặt khô ghế sofa thường sẽ vất vả và tốn kém hơn. Vì vậy bạn cần nghiên cứu và nắm rõ cách thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả. Cách thức thực hiện theo những bước hướng dẫn như sau:
Bước 1: Mở cửa thông thoáng gió
Trước khi bắt đầu vệ sinh ghế sofa tại nhà bạn nên mở cửa sổ và cửa chính để thông thoáng gió. Cách làm này sẽ tạo ánh sáng hỗ trợ cho những bước vệ sinh phía sau. Đồng thời khi không khí được lưu thông sẽ loại bỏ bớt mùi hôi từ ghế và hóa chất. Từ đó hạn chế và ngăn ngừa tình trạng bị ẩm mốc sau này cho ghế sofa.
Bước 2: Hút bụi và loại trừ vết bẩn
Ngoài những chất bẩn nhìn thấy được, bên trong ghế sofa còn bám rất nhiều bụi bẩn. Cho nên hãy sử dụng máy hút bụi cầm tay hoặc dụng cụ chuyên dụng có tác dụng hút bẩn khác để hút sạch toàn bộ bụi tích tụ trong ghế. Lưu ý là không được bỏ qua những khe hở và các góc khuất cũng như loại bỏ những đồ vật gối, đệm trước khi hút.
Tiếp đến rắc bột baking soda lên những chỗ có vết bẩn và đợi trong thời gian 15 phút. Bột sẽ hoạt động và tẩy mùi hôi, những vết bẩn nhẹ cùng ố vàng trên ghế sofa. Sau cùng sử dụng một chiếc khăn ẩm mềm lau sạch lượng bột thừa và chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Kiểm tra độ an toàn của dung dịch giặt khô
Như đã nhắc đến về cách giặt khô ghế sofa, bước kiểm tra này rất quan trọng và không được bỏ qua. Vì không phải dung môi nào cũng có thể sử dụng được cho mọi loại ghế sofa. Có những sản phẩm sẽ an toàn với sofa này nhưng lại không hiệu quả khi sử dụng với sofa khác.
Do đó trước khi sử dụng bất kỳ một hóa chất nào hãy thử nghiệm sản phẩm lên khu vực khuất của ghế sofa. Nếu nhìn thấy bề mặt vải bọc có những biến đổi như phai màu, loang lỗ, sờn vải thì nhanh chóng bỏ ngay. Ngược lại nếu không có vấn đề gì phát sinh thì bạn có thể tiếp tục sử dụng. Đồng thời khi lựa chọn hóa chất giặt khô, người sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Bước 4: Cách giặt khô ghế sofa bằng dung môi
Pha loãng hóa chất giặt tẩy với nước sạch hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cho vào trong một bình xịt dạng phun sương rồi phun lên những chỗ bẩn trên ghế sofa. Đợi trong vài phút để hoạt chất hòa tan vết bẩn rồi dùng khăn hoặc cọ mềm tẩy sạch. Lưu ý là thật nhẹ tay để không làm ảnh hưởng đến chất liệu vải bọc bên ngoài sofa.
Bước 5: Lau ghế bằng khăn sạch
Sau khi thấy mọi vết bẩn trên ghế sofa đã được tẩy sạch hãy sử dụng khăn trắng lau lại một lần toàn bộ ghế. Bạn hãy lau kỹ những chỗ có dung môi để lấy hết đi hóa chất mà không để tồn đọng. Vì nếu không làm vậy những hóa chất này sẽ gây nguy hại đến sức khỏe mọi người.
Như vậy với những hướng dẫn này bạn đọc đã biết cách giặt khô ghế sofa tại nhà. Nếu như có những vết bẩn cứng đầu và bạn không thể xử lý tại nhà được hãy gọi dịch vụ giặt ghế sofa tại Đà Nẵng chuyên nghiệp đến hỗ trợ mà đừng cố gắng giặt tẩy nhiều lần.
Địa chỉ: Kiệt 47 Trần Quý Cáp, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng 550000
Điện thoại: 0931895212