Vết nôn mửa bị dính trên giường nệm nếu không xử ký kịp thời sẽ gây cảm giác khó chịu, mùi chất thải nồng nặc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có phương pháp vệ sinh đúng cách, do đó rất dễ để lại mùi và vết ố. Hiểu được khó khăn này, ngay sau đây NHASACHHOANMY sẽ gợi ý cho bạn các cách dọn vết nôn mửa trên nệm hiệu quả và nhanh chóng nhất!

Lưu ý khi lau dọn vết nôn trên nệm

Vết nôn có phần khác biệt so với một số loại vết bẩn khác, đó chính là chúng tạo cảm giác khá nồng nặc và có mùi chua khó ngửi. Do đó, khi lau dọn vết nôn, thậm chí nhiều người trong chúng ta còn khá e ngại và loay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Nếu cũng ở trong trường hợp này, điều đầu tiên chính là bạn cần ghi nhớ một số lưu ý như sau, để có cách dọn vết nôn mửa trên nệm an toàn và phù hợp:

  • Hãy chuẩn bị găng tay cao su và khẩu trang để bản thân tránh được nguy cơ tiếp xúc hay hít phải các loại vi khuẩn gây hại.
  • Những người dễ cảm thấy buồn nôn có thể nhai kẹo cao su vị bạc hà hoặc bôi lên vùng trước mùi một ít thuốc mỡ để che giấu mùi.
  • Baking Soda sẽ là lựa chọn tuyệt vời để góp phần khử mùi cũng như độ nhầy nhụa của vết nôn trên nệm, do đó bạn có thể sử dụng chất này trước khi bắt tay vào xử lý vệ sinh. 

Chuẩn bị trước khi dọn vết nôn trên nệm

Dưới đây là một số dụng cụ mà bạn cần chuẩn bị trước khi dọn vết nôn khó xử lý trên nệm. Những dụng cụ này sẽ trở thành trợ thủ đắc lực để bạn thực hiện tốt hơn các cách dọn vết nôn mửa trên nệm mà không tốn kém quá nhiều chi phí và thời gian:

  • Găng tay cao su
  • Khay giấy
  • Túi đựng rác
  • Khăn lau
  • Baking Soda
  • Máy hút bụi
  • Nước ấm
  • Giấm trắng
  • Bình xịt
  • Cồn

Cách dọn vết nôn mửa trên nệm chi tiết

Nếu bạn đang tìm kiếm cách dọn vết nôn mửa trên nệm thì hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn như sau:

Bước 1. Cạo vết nôn 

Bước đầu tiên trong việc vệ sinh nệm chính là bạn cần loại bỏ bãi nôn mửa khỏi bề mặt nệm. Những tạp chất trong vết nôn sẽ phải được cạo sạch (gồm cả lỏng và rắn), sau đó cho vào túi đựng rác và buộc kín. 

2. Tháo ga giường

Nếu bạn vẫn trải ga giường thì hãy tháo nó ra trước khi bắt đầu làm sạch nệm. Vì ga trải giường không cần thiết phải vệ sinh bằng tay nên bạn có thể sử dụng luôn máy giặt để tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, đừng quên rắc bột giặt vào đúng phần vết nôn và bỏ thêm một chút nước xả vải để khử mùi tốt nhất.

3. Hấp thụ chất lỏng còn lại trên nệm.

Sau khi loại bỏ hết các phần rắn của bãi nôn nhưng vẫn thấy trên nệm còn sót lại chất lỏng, bạn có thể sử dụng ngay khăn khô hoặc giấy lau để thấm hết phần chất lỏng đó. Trong lúc này, cách dọn vết nôn mửa trên nệm mà nhiều người mắc sai lầm chính là chà mạnh khăn hoặc giấy lên bãi nôn. Đây là thói quen không tốt khi nó dễ làm cho vết bẩn thấm sâu hơn. Bạn chỉ cần thấm nhẹ là được. 

4. Rắc bột Baking Soda

Ngay khi đã thấy vết bẩn trở nên khô ráo hơn, bạn hãy rắc thêm bột Baking Soda để hút lượng chất lỏng còn sót lại sau cùng, cũng như khử các mùi hôi khó chịu từ vết bẩn. Sau đó, bạn cần chờ đợi thêm từ 8 đến 16 giờ để bột Baking Soda phát huy được hết tác dụng, làm cho bãi nôn khô hoàn toàn.

5. Dùng máy hút bụi

Khi thấy vết bẩn khô lại, hãy dùng máy hút bụi để hút sạch các hạt muối nở cũng như một số loại vi khuẩn bám trụ trên bề mặt nệm. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể dùng chổi chuyên dụng để quét bỏ, nhưng cách này sẽ khá mất thời gian và không loại bỏ được hoàn toàn các hạt li ti.

6. Pha chất tẩy

Tiếp theo, bạn cần pha chất tẩy từ nước và giấm ăn theo tỷ lệ 1:1, hoặc để tăng hiệu quả, hãy cho thêm vào đó vài giọt bột giặt hoặc nước rửa bát. Sau khi hỗn hợp đồng nhất, hãy cho nó vào bình xịt và tiếp tục lắc đều.

7. Làm sạch vết bẩn 

Cách dọn vết nôn mửa trên nệm này yêu cầu người dùng nó không được đổ trực tiếp mà phải dùng phương pháp phun dung dịch, đủ để cho khu vực dính bẩn bị ẩm ước là được. Sau đó, bạn chỉ cần sử dụng khăn sạch để hút vết bẩn trên nệm (lưu ý nên dùng loại khăn hút ẩm tốt). Hãy lặp lại bước này nhiều lần đến khi vết bẩn biến mất và cơ bản không để lại quá nhiều mùi hôi.

8. Hong khô nệm

Sau khi loại bỏ vết nôn mửa trên nệm, bạn cần để nệm khô trong ít nhất 6 giờ trước khi sử dụng. Để tiết kiệm thời gian chờ đợi, hãy để nệm luôn qua đêm và bật quạt để hong khô nó, hoặc mở thêm cửa sổ để nệm khô nhanh hơn. 

9. Khử trùng

Vết nôn mửa trên nệm mang theo rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn, vì thế nếu chỉ vệ sinh thông thường thì khó đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng. Do đó, bạn cần phải phun thêm cồn để khử trùng nệm hoặc bôi một chút gel rượu không thơm. Bằng cách này, các loại vi khuẩn cứng đầu còn bám trụ lại sẽ bị đánh bay nhanh chóng.

10. Tạo hương

Sau khi phun cồn xong, bạn cần phải đợi nệm khô ráo tương tự như bước số 8. Đợi đến khi nệm khô hoàn toàn, để có giấc ngủ dễ chịu hơn, bạn có thể phun thêm nước thơm chuyên dụng hoặc loại nước hoa yêu thích. Nếu không có, trong lúc pha chất tẩy rửa, bạn cũng có thể thêm vào đó một số loại nước khác như Comfort, Downy, nước giặt Thái,… để nệm có mùi hương như ý.

Như vậy, qua các thông tin trên đây, NHASACHHOANMY đã chia sẻ tới bạn cách dọn vết nôn mửa trên đệm nhanh chóng. Nếu các vết bẩn khó làm sạch, bạn hãy liên hệ ngay dịch vụ vệ sinh đệm của NHASACHHOANMY để được tư vấn chi tiết hơn!

Zalo
Zalo 0931895212