Nệm lò xo hiện đang rất được nhiều hộ gia đình ưa chuộng bởi độ êm ái và sự tiện lợi nó mang lại. Tuy nhiên, kích thước loại đệm này khá lớn và không thể gấp gọn nên việc vệ sinh định kỳ vô cùng khó khăn. Bài viết dưới đây NHASACHHOANMY sẽ chia sẻ cho các bạn cách giặt nệm lò xo đơn giản tại nhà.

Nệm lò xo là gì?

Nệm lò xo là loại nệm có lõi khung được cấu thành từ hệ thống lò xo thép xoắn chống gỉ. Bên ngoài nệm được bọc thêm lớp mút cao su nhân tạo nhằm mang đến cảm giác êm ái, dễ chịu cho người dùng. 

Mặc dù xuất hiện sớm trên thị trường nhưng loại đệm lò xo này vẫn được rất nhiều hộ gia đình ưa chuộng bởi sự tiện lợi và độ bền cao theo thời gian. Hơn thế nữa, đệm lò xo còn được sử dụng rất phổ biến trong các khách sạn. 

Hiện nay, nệm lò xo được chia thành hai loại phổ biến:

  • Nệm lò xo liên kết: Được cấu tạo từ nhiều con lò xo đan xen, xếp song song và được nối với nhau bằng các nút hàn kim loại. Số lượng con lò xo bên trong khung sẽ thay đổi tương ứng với kích thước của đệm.
  • Nệm lò xo túi: Được cấu tạo từ những con lò xo riêng lẻ, cuộn theo từng túi riêng biệt xếp cạnh nhau. Nệm lò xo túi được sản xuất công phu hơn nệm lò xo liên kết. Vì thế, loại nệm này thường có giá thành khá cao. 

Ưu điểm của đệm lò xo

Nệm lò xo được rất nhiều khách hàng ưa chuộng bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang đến như:

  • Có độ bền cao, chống mốc, chống mọt hiệu quả nhờ hệ thống lò xo độc lập.
  • Kết cấu vững chắc, được thiết kế theo nguyên tắc riêng biệt, tiện dụng giúp nâng đỡ cấu trúc xương tự nhiên cho người sử dụng. Qua đó, giúp cho cột sống người nằm được thẳng tự nhiên, thư giãn các cơ và mang đến giấc ngủ êm ái, dễ chịu. 
  • Thiết kế sang trọng, hiện đại mang đến sự trẻ trung, tươi mới cho không gian phòng ngủ. 

Nhược điểm của đệm lò xo

Nhược điểm lớn nhất của đệm lò xo là cồng kềnh, khó di chuyển, khó vệ sinh định kỳ. 

Vì sao cần vệ sinh nệm lò xo?

Sau một thời gian sử dụng, đệm lò xo thường bị bẩn, gây ra nhiều bất tiện cho người dùng. Vì thế, cần vệ sinh đệm lò xo định kỳ. Việc vệ sinh nệm lò xo định kỳ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Một tấm nệm sạch luôn mang đến cho người dùng giấc ngủ ngon và sâu nhất.
  • Cải thiện chất lượng không khí trong không gian phòng ngủ, không gian sinh hoạt: Việc vệ sinh đệm lò xo định kỳ sẽ giúp các bạn loại bỏ một lượng lớn các chất bẩn sinh học. Từ đó, giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng ngủ và không gian sinh hoạt.
  • Giảm nguy cơ dị ứng, nổi mẩn đỏ và hạn chế một số loại bệnh: Nệm bẩn là nơi sinh sống tuyệt vời của các loại vi khuẩn. Việc vệ sinh đệm lò xo định kỳ sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, giúp bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Kéo dài tuổi thọ của đệm lò xo, nệm được làm sạch định kỳ có thể sử dụng được lâu hơn.

Một số phương pháp bảo dưỡng đệm lò xo

Để kéo dài tuổi thọ của nệm lò xo, người dùng nên sử dụng cẩn thận và áp dụng các phương pháp bảo dưỡng sau:

  • Ổn định vị trí đặt nệm, không xê dịch đệm quá nhiều lần trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, nên đặt nệm trên một mặt phẳng để không làm mất kiểu dáng của nệm.
  • Hạn chế các hành động làm mất form nệm như: Ngồi trên mép nệm, uốn cong và buộc nệm bằng dây, không đứng lâu, không nhún nhảy quá mạnh trên nệm lò xo,….
  • Giữ cho bề mặt nệm lò xo luôn sạch sẽ bằng cách phủ một lớp bảo vệ trên đệm ngoài ra trải giường.
  • Vệ sinh đệm lò xo định kỳ để nâng cao tuổi thọ của đệm và bảo vệ sức khỏe của người sử dụng.
  • Tháo lớp nilon trước khi sử dụng để giữ độ thông thoáng cho đệm, tránh tình trạng hơi ẩm của đệm bị bay hơi.
  • Không đặt vật sắc nhọn, chất lỏng, vật thủy tinh dưới đệm hay trên bề mặt đệm.

Quy trình vệ sinh nệm lò xo tại nhà

Chuẩn bị

Trước khi tiến hành giặt nệm lò xo, nên lấy tất cả ga gối, chăn ra khỏi giường. Đặc biệt, các bạn cũng có thể tận dụng thời điểm này để giặt chăn, ga gối, drap trải giường. 

Ngoài ra, nếu có sử dụng tấm bảo vệ nệm, miếng lót nệm nên tháo nó ra và tiến hành làm sạch. Trước khi tiến hành giặt, các hộ gia đình nên sử dụng máy hút bụi để loại bỏ lớp bụi bẩn bám trên bề mặt nệm.

Tiến hành làm sạch, vệ sinh nệm lò xo

Tiến hành giặt nệm bằng các hóa chất tẩy rửa. Để nệm được thơm, có mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu thì nên sử dụng các hóa chất làm sạch có hương thơm nhẹ. Đối với các vết bẩn cứng đầu bám trên bề mặt nệm, các bạn có thể sử dụng oxy già, giấm hoặc nước soda để loại bỏ chúng. 

Khử mùi hôi trên đệm lò xo

Baking soda được xem là hoạt chất khử mùi hôi hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Bạn nên rắc đều baking soda lên bề mặt nệm, dùng bàn chải mềm chà xát nhẹ nhàng để hoạt chất thấm vào bên trong đệm. 

Sau khi chà xát, nên để yên như thế trong tầm 30-40 phút để gia tăng hiệu quả khử mùi, cuối cùng rửa sạch nệm bằng nước và tiến hành hút bụi lại một lần nữa. Ngoài baking soda, có thể sử dụng các hoạt chất khử mùi như: Dấm trắng, cồn, phấn rôm, hàn the hoặc bình xịt khử mùi chuyên dụng với cách thực hiện tương tự.

Phơi khô đệm lò xo

Sau khi hoàn thành quá trình làm sạch, vệ sinh nệm lò xo, các bạn nên phơi khô nệm ở nơi thoáng mát, có ánh nắng vừa đủ. Để tránh nệm bị hư hỏng, không nên phơi nệm tại những nơi có ánh nắng quá to. Ngoài ra, để đệm mau khô, các bạn có thể sử dụng quạt gió để hong khô.

Lồng lại vỏ bọc đệm

Tiến hành lồng lại lớp bảo vệ, drap giường, sắp xếp lại gối nằm, chăn ga sau khi kết thúc quá trình giặt, làm sạch nệm. 

Cách giặt nệm lò xo đơn giản tại nhà

Trước khi tiến hành vệ sinh nệm lò xo, hãy tìm hiểu kỹ về kích thước và cấu tạo của nệm. Nên tháo chăn ga, lớp phủ bảo vệ nệm để vệ sinh riêng. Để vệ sinh lớp bụi bẩn cục bộ, cứng đầu, các bạn có thể sử dụng bình xịt vệ sinh nệm chuyên dụng. 

Sau đó tiến hành giặt nệm bằng bột giặt khô hoặc các hóa chất giặt rửa khác như: Xà bông giặt đồ Omo Matic, nước giặt Ariel,… Trong quá trình giặt, nên sử dụng bàn chải mềm để hạn chế mức độ ma sát và gây hư hỏng bề mặt nệm. 

Ngoài ra, trong quá trình giặt nệm lò xo, nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên hút bụi trước khi giặt để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Ngoài ra, nên thường xuyên hút bụi đệm để tránh bụi hình thành vết bẩn sau khi đệm bị ướt. 
  • Nếu đệm có các vết bẩn cứng đầu, không thể làm sạch và loại bỏ bằng nước, hãy sử dụng hỗn hợp baking soda, giấm trắng, nước giặt. Hỗn hợp này có tác dụng loại bỏ vết bẩn cứng đầu vô cùng hiệu quả.
  • Trong quá trình hong khô nệm, không nên thổi khí ở cự ly quá gần để tránh làm biến dạng và cháy bề mặt nệm.

Một số phương pháp tẩy các vết bẩn trên đệm lò xo

Nếu đệm tồn tại các vết bẩn cứng đầu, các bạn nên loại bỏ chúng bằng các phương pháp sau:

  • Loại bỏ nấm mốc: Sử dụng ánh nắng tự nhiên, đem phơi nệm dưới ánh nắng mặt trời và tiến hành lau sạch nấm mốc bằng khăn sạch.
  • Loại bỏ các vết bẩn do đồ uống có màu gây ra: Sử dụng chất tẩy rửa thông thường kết hợp với giấm hoặc cồn nhằm giảm mức độ lây lan của vết bẩn trên bề mặt nệm.
  • Loại bỏ dầu mỡ, vết màu và bụi bẩn cứng đầu bám trên bề mặt đệm lò xo: Sử dụng tia nước lạnh xịt trực tiếp lên đệm để loại bỏ các vết dầu mỡ, vết màu và bụi bẩn.
  • Làm sạch vết máu bám trên nệm: Sử dụng hydrogen peroxide để tẩy vết máu. Rắc hydrogen peroxide lên vùng nệm có vết máu, để yên trong khoảng 30 – 60 phút. Sau đó tiến hành giặt nệm bằng nước lạnh và tiến hành giặt bằng các loại hóa chất thông thường. 

Như vậy NHASACHHOANMY đã chia sẻ cho các bạn cách giặt nệm lò xo đơn giản tại nhà. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ quy trình giặt nệm lò xo, các phương pháp loại bỏ vết bẩn bám trên bề mặt nệm. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ vệ sinh nệm chuyên nghiệp thì bạn hãy liên hệ hệ ngay NHASACHHOANMY để được tư vấn chi tiết!

Zalo
Zalo 0931895212